LINH KIỆN TIÊU CHUẨN

LINH KIỆN TIÊU CHUẨN CHO MÁY VÀ KHUÔN ( ĐÚNG TIẾN ĐỘ VÀ MẪU MÃ )

CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO KHÁCH HÀNG VỀ KHUÔN, JIG, GIA CÔNG THEO YÊU CẦU BẢN VẼ

( KIẾN THỨC CHIA SẺ VỀ NGÀNH MÁY VÀ KHUÔN )

Friday, September 29, 2023

TRANG WEB VỀ BÁNH RĂNG HAY

 1. CÁCH CỐ ĐỊNH BÁNH RĂNG VỚI TRỤC TRONG QUÁ TRÌNH TK BĂNG TẢI

TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ BĂNG TẢI, CHÚNG TA HAY DÙNG THEN, NHƯNG THỰC TẾ

MỘT THỜI GIAN SAU KHI DÙNG THEN, BÁNH RĂNG CÓ XU HƯỚNG BỊ CHẠY RA NGOÀI, DO VẬY , CẦN CÓ BIỆN PHÁP CỐ ĐỊNH BÁNH RĂNG VỚI TRỤC NGAY TỪ BAN ĐẦU THIẾT KẾ ĐỂ HẠN CHẾ 1 RỦI RO KHÔNG ĐÁNG CÓ, 

WEB: 
https://vi.hzpt.com/methods-of-fixing-to-a-shaft/ 


Wednesday, August 23, 2023

Solidworks và ứng dụng thực tiễn

 I- Tổng quan về phần mềm

1.1 Cách học phần mềm 3D

- Biết rõ các phân vùng làm việc và các vùng chức năng trong các phần, 

- Cách cài đặt cơ bản trong phần mềm

- Các phần mềm có tính năng tương tự: inventor , catia, NX12, Creo

1.2 Các thành phần của phần mềm 

- Thiết kế Sketch 2 D,

- Thiết kế part/ Solid

- Thiết kế Surface

- Thiết kế ống

- Thiết kế kim loại tấm

- Xuất bản vẽ 2D

- Solidcam gia công

- Power Surface

- Thiết kế ngược RE

- Môi trường lắp ráp

- Mô phỏng

- Phân tích tĩnh học, động học

- TK Khuôn

1.3 Quy tắc nội suy

Đi từ chi tiết đến lệnh vẽ, 

Các bước thực hiện: Quan sát chi tiết -> Đưa ra các biên dạng và định hướng vẽ -> Quyết định các lệnh

II- Học các tính năng trong phần mềm

2.1- Thiết kế Sketch 2 D,

Phần này lệnh dễ, tuy nhiên có 1 số lệnh cần lưu ý: Style Spline, Equation Driven Cure , Spline ,... là các lệnh hay sử dụng khi thiết kế nhanh báo giá và gia công, cần học thêm , 

instant 2D: đo 2D trong sketch và sửa nhanh kích thước, đây cũng là lệnh thiết kế đi kèm tương đối nhanh, 

2.2 Thiết kế part / solid 

Phần này, ta cần chú ý tìm lệnh để thiết kế nhanh với các nội dung chính dưới đây thì kĩ năng thiết kế của bạn sẽ nhanh : 

a/ Các lệnh vẽ khối/ lên biên dạng 3D với 2 lệnh extrude cut và extrude boss

b/ Các lệnh đuc khối

c/ Các lệnh hỗ trợ tạo khối 3D: linea pattern, draft,...

d/ Các lệnh xây dựng các biên dạng đường giao nhau trong 3D: 

Curve, Split line, ..

e/ Lệnh tạo mặt phẳng mới trong 3D

f/ Đo chi tiết 3D nhanh và chỉnh luôn

instent 3D

Sunday, August 20, 2023

PHOTOSHOP TRONG CHỈNH SỬA ẢNH NGƯỜI

Các nội dung cơ bản học và phương pháp làm: 

1/ Kéo chân người dài ra

2/ Tạo hiệu ứng chữ 3D

3/ Ghép mặt trong photoshop

4/ Khử ám vàng

5/ Làm hiệu ứng tranh vẽ trong ảnh

6/ In hình lên áo

7/ Thay đổi màu mắt siêu đẹp

8/ Làm trắng răng siêu đơn giản

9/ Tạo viền vật thể

10/ Tạo viền vật thể

11/Xóa vật thể từ hình dễ

12/ Tạo bóng vật thể

13/ Xóa xẹo và làm mịn da

14/ Làm da trắng hơn

15/ làm cơ thể có 6 múi

16/ Ghép mặt với mặt

17/ Xử lý gọng cằm

18/ Làm mờ và xóa phông đơn giản

19/tạo và xóa vết săm trên cơ thể

20/thay đổi nền trời

21/giảm mũi và tăng nét cho ảnh 

22/xử lý áo nhăn

23/Cách mở rộng bách grao 

24/ Tạo hiệu ứng tuyết rơi

25/Xử lý phần da bị bóng nhờn

26/làm ảnh đỏ má đơn giản

27/ làm mất quầng thâm mắt và đổi màu mắt đẹp

28/Chuyển ảnh thành ảnh chì vẽ tay

29/thu gọn mặt

CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ÁP LỰC

 1/ Công nghệ dập tấm

Nguyên công: Dập tấm, cắt, uốn, vuốt, 

Vật liệu:  sắt, đồng, nhôm, chì

Công nghệ dập: dập nguội, 

Vấn đề cần quan tâm: Hành trình máy, kích thước bàn máy,

2/ Dập đặc biệt

Dập bằng năng lượng xung, dập bằng chất lỏng

3/ Công nghệ dập thể tích, dập khối

Là công nghệ làm biến dạng dẻo trong lòng khuôn

Công nghệ 3 chiều: 2 nén, 1 kéo, 

Dập nóng 90 % dùng cho kim loại, ko có phi kim, 



CẤP CHÍNH XÁC TRONG GIA CÔNG

 1/Theo tiêu chuẩn việt nam quy định có 20 cấp chính xác , độ chính xác giảm dần từ 01,00,1,2...18

2/Độ chính xác càng cao thì độ bóng bề mặt càng cao, nhưng ngược lại không phải lúc nào cũng đúng, 

3/ 01- 1: cấp siêu chính xác

1-5: cấp chính xác cao: dùng chi các chi tiết chính xác , dụng cụ đo,

6-11: cấp chính xác thường, áp dụng cho các mối ghép, 

12-18: Cấp chính xác thấp, dùng cho các kích thước tự do, 

4/ Cấp độ bóng 

thì sẽ phát triển ngược lại: 1-14: càng cao thì cấp độ bóng càng đẹp và bóng

CÁC ĐIỂM LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ VÀ LÀM HỘP GIẢM TỐC

 1/ TỔNG QUAN

- Hệ dẫn động thường dùng: Bánh răng hoặc trục vít,

- Tác dụng của hộp giảm tốc: truyền chuyển động, giảm vận tốc góc, tăng momen xoắn ( Độ khỏe của động cơ, momen xoắn càng lớn, động cơ càng khỏe, tải càng nhiều)  bằng ăn khớp trực tiếp,

- Phân loại: Hộp giảm tốc 1 cấp, hộp giảm tốc nhiều cấp


Saturday, August 19, 2023

KHUÔN ÉP NHỰA VÀ CÁC LỖI THÔNG DỤNG

 1/ Phân loại: 

Khuôn ép nhựa có 2 loại: khuôn 2 tấm và khuôn 3 tấm

Khuôn 2 tấm có 2 loại: Hotrunner ( Phổ biến) và không có hotrunner

Khuôn 3 tấm: loại không có hotrunner

Hotrunner: Hệ thống dẫn nhựa nóng, có nhiệm vụ đưa nhựa nóng vào lòng khuôn khi dòng nhựa từ máy ép vào khuôn giữ nhựa, 

Runner: là cuống nhựa, là lượng nhựa chạy trong kênh dẫn nhựa, sau quá trình đúc được loại bỏ ra khỏi sản phẩm nhựa, 

2/ Đặc điểm nổi bật của khuôn 2 tấm: 

- Khuôn  2 tấm đơn giản, rẻ, chu kì ép ngắn , nhưng không làm khuôn 2 tấm khi vấn đề cân bằng dòng chảy của nhựa không được giải quyết ( Nếu không được giải quyết thì nhựa có thể không điền đầy vào lòng khuôn) ,

- Hệ thống kênh dẫn bố trí trên cùng 1 sản phẩm, 

-Khuôn hotrunner: tiết kiệm vật liệu , không có vết miệng phun trên sản phẩm, điều khiển được sự điền đầy và dòng chảy của nhựa

3/  Khuôn 3 tấm: 

- Khi hệ thống kênh dẫn không bố trí trên cùng 1 mặt phẳng, nhiều hơn 1 vị trí phun nhựa, 

4/ Cấu tạo- Chức năng khuôn 2 tấm: 

4.1 Hai nửa khuôn

- Mặt phân khuôn phân khuôn thành 2 phần: Phần tĩnh ( Cavity) - Cối, Phần động- Core( chày) 

- Khuôn được lắp từ trên xuống và được gá kẹp

4.2 Các bộ phận Cavity: 

- Phần gá kẹp khuôn

- Lõi khuôn

- Bạc lót: dẫn hướng và tạo chuyển động

- Phần bắt lõi khuôn

- Bộ định vị

4.3  Các bộ phận của Core:

- Tấm kẹp khuôn động

- Lõi khuôn

- Slider

- Trục dẫn hướng

- Chốt khuôn: khóa 2 mặt khuôn

- Bộ đếm số shots

- Khối đệm

- Tấm core

- Tấm pin đẩy

- Tấm trên pin đẩy

4.4 Các bộ phận đều có trên cả core và cavity

- Rãnh thoát khí trên khuôn

- Pin đẩy sản phẩm , đi kèm là lò xo

- Đường nước làm mát trên khuôn

5/ Cấu tạo và chức năng của khuôn 3 tấm: 

- Parting lock: nún giật- giữ 2 mặt phân khuôn với nhau trong quá trình mở khuôn

- Trục chủ động

- trục dẫn hướng

- Thanh rằng: giúp cho tấm khuôn không hồi về quá nhiều trong quá trình đẩy khuôn

- Tấm runner plate

- parting lock sắt

- pin giữ runner

6/ Cấu tạo và chức năng của bộ phận hotrunner

Nguyên lý hoạt động: Nhựa nóng chảy -> Bạc cuống phun( kết nối với đầu phun máy đúc) -> Nhựa sẽ được phân phối qua các kênh dẫn tới các vị trí biên dạng đúc ->  cần duy trì nhiệt độ nóng chảy của nhựa trong suốt quá trình chảy. lưu ý, xấy khuôn để đạt nhiệt độ có thể tiến hành đúc mới đúc, không thì sẽ làm nhựa trong kênh dẫn đông đặc trước khi đến các vị trí, 

7/ Một số lỗi của khuôn nhựa trong quá trình đúc: 

- Lỗi dính nhựa trên khuôn 1: do mất điện đột suất, quá trình làm nóng khuôn chưa đủ thời gian, nhựa chưa kịp chạy đến các vị trí đông cứng hoặc do thao tác sai quy trình, 

- Lỗi dính nhựa trên khuôn 2: Do bề mặt khuôn chưa được sịt hóa chất chống dính lên mặt khuôn ( lớp teflon ) 

- Lỗi dính nhựa trên khuôn 3: Do chạy sai dữ liệu khuôn, mỗi khuôn trên 1 máy sẽ có 1 dữ liệu sử dụng, việc chạy sai dữ liệu là nguyên nhân gây dính nhựa trên khuôn, lượng nhựa vào khuôn quá nhiều hay lực kẹp không đủ làm nhựa phè ra nhiều vị trí trên khuôn

- Lỗi dính nhựa trên khuôn 4: Dính nhựa do gãy mẻ linh kiện, lắp sai linh kiện, chạy nhầm loại nhựa, 

Phương án xử lý cho tất cả TH: 

+ Dừng đúc, lấy nhựa ra , chạy lại, nếu lấy nhựa khó, dùng bình gasmini , nung nóng dụng cụ lấy và vào nhựa , nguội sẽ kéo ra , 

7/ Đường nước trong khuôn

Đường nước mục đích chính là làm mát và giúp cho nhựa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn,

Ngoài ra , còn có các lỗi về đường nước liên quan tới dò nước, tất cả các TH này cần phải kiểm tra lại linh kiện mua có chuẩn hay có lỗi hay không, nếu lỗi cần phải thay , chứ không nên sửa vì 1 phần giá thành các linh kiện này rẻ, 1 phần do hoạt động nhiều nên sẽ nhanh hỏng, sửa sẽ không đảm bảo được sản lượng cũng như chất lượng của dòng nước sau sửa.  

8/ Sửa xước sản phẩm khuôn ép nhựa

- Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi máy, có vết xước

Nguyên nhân: 

+ Lỗi thiết kế khuôn, góc thoát không đạt, 

+ Gia công và đánh bóng khuôn không đạt, 

+ Qúa trình vận hành khuôn không đúng dữ liệu 

+ Qúa trình vận hành và lắp ráp khuôn sai

+ Máy đúc cũ, độ rung lớn

+ Do robot gắp sản phẩm lệch tọa độ, cào vào sản phẩm, 

+ Do sản phẩm cào vào 1 vị trí nào đó trong quá trình thoát phôi,

9/ Lỗi  nhựa bơm vào nửa khuôn đã đóng rắn 

Do nhiệt truyền vào chi tiết chưa đủ, làm nguội nhựa nhanh , nhiệt độ lúc này xuống dưới nhiệt độ nóng chảy, cần tiến hành chạy lại máy đúc, làm nóng khuôn đạt nhiệt độ trước khi bơm, xem lại chương trình đúc của sản phẩm đã chuẩn chưa, 

10/ Lưu ý các điểm với miệng phun

- Miệng phun thiết kế nhỏ nhất có thể, Miệng phun lớn rất tốt cho chảy êm của dòng nhựa nhưng phải thêm nguyên công cắt đi dâu của miệng phun, dâu miệng phun to quá, cắt sẽ khó. 

- Vị trí miệng phun cần lưu ý tương đối đều tới các vị trí nếu không sẽ gặp tình trạng nhựa chưa được phun đến 1 số vị trí, cần thiết thì thiết kế thêm miệng phun để phun nhựa được hết các vị trí, nhưng sẽ có nhược điểm là sẽ xuất hiện thêm đường giao nhau ( đường hàn) 

11/ Sản phẩm sau ép phun bị cong , vênh với các sản phẩm dài, thẳng

Khắc phục: thiết kế miệng phun rộng ra, sẽ giảm đi độ cong tạo ra được dòng nhựa tốt hơn và giảm bớt được sản phẩm bị méo, 

12/ Tại vị trí giao nhau, nhựa bị đông lại nhiều

khắc phục: Mở rộng miệng phun , nhưng sẽ không thể làm mất đường hàn được, chỉ có thể làm đường hàn nhỏ đi nhất có thể. 

Còn tiếp...





Friday, June 30, 2023

CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ BỀ MẶT VẬT LIỆU

 1. VẬT LIỆU KIM LOẠI KHÔNG NHIỄM TỪ

2. VẬT LIỆU KIM LOẠI NHIỄM TỪ

3. NHỰA CỨNG

4. NHỰA MỀM

Tuesday, June 20, 2023

THAM KHẢO ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ

 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM KHẢO VÀ CÓ GHI CHÚ CHO CÁC ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MÁY: 


CƠ CẤU CHẠY DÂY TỰ ĐỘNG

CƠ CẤU TARO BÁN TỰ ĐỘNG