( Bài viết được tham khỏa từ a Hảo trên facebook. )
Tập thiết kế khuôn đột lỗ cho 1 sản phẩm đơn giản điển hình ( Hình ảnh sản phẩm được chọn như hình dưới) :
Khuôn đột lỗ gồm các phần sau: Chày, cối đột, bộ phận dẫn hướng, tấm gạt phôi ( Các bộ phận mô tả như hình dưới)
Chày: Được định vị bằng tấm giữ chày, và được kẹp chặt bằng tấm bích phía trên,phân loại:
Chày vai (A), chày thẳng (B), chày thẳng bắt ren (C), chày có vai chặn (D) như ảnh dưới,
Dạng góc nghiêng vát không có trụ thẳng ( A)
Dạng góc nghiêng có trụ thẳng ( B)
Dạng lỗ bậc (C)
Sau khi sản phẩm được cắt bởi chày và cối, chày sẽ di chuyển lên, phoi còn lại sẽ bị bám chặt vào chày hoặc sản phẩm sẽ bị bám vào chày, lúc đó, chúng ta cần có 1 stripper để gạt phoi hoặc chi tiết xuống.
Có 2 loại phổ biến: Stripper di động ( gắn chặt với cối, dùng cho các sản phẩm dễ bị bẹp hoặc rỗng duột), Stripper cố đinh ( lắp đi với chày, có khả năng dẫn hướn và cố định phôi, dùng cho các sản phẩm không rỗng duột)
Hình ảnh stripper cố định:
Hình ảnh Stripper di động:
Chốt dẫn hướng: Để định vị chày cối, gạt phôi, có 2 sự lựa chọn ở đây: có thể làm chốt dẫn hướng đi cùng với lỗ dẫn hướng trên base luôn, hoặc làm thêm bạc dẫn hướng lắp vào base cối ( giảm ma sát , giảm mài mòn và tiết kiệm khi thay thế ) Ngoài ra, có có thể có trụ dẫn hướng ngoài, mục đích là giúp khuôn tháo lắp một cách dễ dàng, tăng độ chính xác cho khuôn. Với các khuôn sản xuất số lượng lớn, tốc độ dập cao thì bắt buộc phải có trụ dẫn hướng ngoài để giảm NG, tăng tuổi thọ cho các chi tiết trong khuôn.
No comments:
Post a Comment