( Tham khảo bài viết từ nhóm " Khuôn dập và đồ gá ô tô" )
Bài 1: Giới thiệu về khuôn dập vuốt ( Khuôn Draw)
Khuôn Draw
ứng dụng: Ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp ô tô, đặc biệt là trong dập hàng loạt
định nghĩa cơ bản: quá trình phôi sẽ được kẹp giữ ở phần viền, chày sẽ đẩy phôi, phần phôi sẽ bị kéo dãn hoặc có khả năng dịch chuyển trong khuôn do lực đẩy của cối lớn hơn so với độ bền kéo của tấm thép. Do vậy, sau thành phẩm, chiều dày của kim loại sẽ bị thay đổi. Hình ảnh dập khuôn
Thành phần khuôn: Punch ( Chày cắt) , Black Holder ( Cối cắt) , Die ( khuôn dập cắt)
Lực kẹp phôi được tạo ra từ lực đẩy của cushin pin lên black holder đi lên và ép chặt vào die.
Sử dụng phầm mềm để kiểm thử trước bằng cách đưa thẳng sản phẩm vào trong phần mềm mô phỏng, tạo bề mặt trong đó, kết hợp tạo mặt tự động và tùy chỉnh thủ công nên sẽ rất nhanh, dập thử trong mô phỏng luôn, và sẽ dự đoán được các điểm khó, xác định được kích thước phôi. Từ kết quả mô phỏng kiểm tra trên, thấy rằng, chi tiết bị rách ở 2 vị trí, bị nhăn ở cả một mảng lớn chính giữa sản phẩm và cong vênh không đo đếm được luôn.
Bây giờ, thử phương án giảm chiều sâu khuôn vùng vuốt: Quy trình Draw- trim-restrike-trim , sau đó , đưa lên mô phỏng, ta thấy sản phẩm sau đó đã được cải thiện, kết quả: Không rách, không nhăn, còn một chút cong vênh ở phần rìa sản phẩm.
Đến đây, chúng ta có thể đi thiết kế khuôn từ việc xuất từ bản vẽ mô phỏng sang bản vẽ thiết kế, sau đó, đưa đi gia công. Phân tích và đánh giá với phương án mới bằng mô phỏng:
Khuôn trên
Punch
Khuôn dưới
Tổng thể khuôn Drawing
- Punch: Trên Punch có gắn thêm móc nâng khi đúc, có các lỗ thoát khí để sản phẩm không bị phồng khi dập. Vị trí và kích thước của lỗ thoát khí cần được tính toán kỹ lưỡng, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng ngoại quan của sản phẩm sau khi dập
- Blank Holder: Được thiết kế sao có có không gian bố trí các thanh dẫn hướng, cữ chặn hành trình, móc nâng, ốc căn và tấm trượt tự bôi trơn. Các chi tiết này tôi đều lấy theo tiêu chuẩn của MISUMI dành cho khuôn dập.
- Die: Die cũng gắn kèm móc nâng, các hốc rỗng, bề mặt có các lỗ thoát khí và có thêm chốt đẩy để sản phẩm không bị dính.
Tiếp theo tôi thiết kế vỏ khuôn trên để gắn Die, vỏ khuôn dưới gắn Punch và Blank Holder:
- Vỏ khuôn trên: Bố trí then định vị với Die, bu lông cố định, tấm trượt với vỏ khuôn dưới và chốt nâng để móc cẩu.
- Vỏ khuôn dưới: Tương tự vỏ khuôn trên, ngoài ra có thêm hệ thống lò xo khí có khả năng điều chỉnh, tạo lực kẹp giữ phôi khi dập vuốt. Từ kết quả mô phỏng lực kẹp, tôi tính chọn lò xo khí, đi kèm với hệ thống dây dẫn và các thiết bị liên quan.
Do kích thước của khuôn rất lớn nên phải dùng phương pháp đúc để tạo phôi gia công các chi tiết: Một là có thể tạo được các biên dạng phức tạp, giảm được trọng lượng của khuôn; Hai là biên dạng phôi sau đúc bám sát với biên dạng cần gia công, giảm thời gian và chi phí dao đáng kể.
Tuy nhiên việc bố trí các hốc rỗng trên các chi tiết đúc phải đảm bảo độ bền trong quá trình dập. Khi làm việc với các hãng xe lớn, các bác hãy tham khảo tiêu chuẩn của bên họ. Nếu có thể sử dụng thêm một phần mềm nữa để tính toán kiểm bền thì càng tốt.